Bootstrap là gì? Có nên sử dụng Bootstrap để thiêt kế web tài chính không?

Nếu bạn chưa biết Bootstrap là gì? Những ưu nhược điểm, tính năng của nó ra sao? Và không biết có nên sử dụng Bootstrap vào trong lập trình hay thiết kế web tài chính hay không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những thông tin về Bootstrap cũng như giúp bạn có câu trả lời cho các câu hỏi trên.

Tìm hiểu Bootstrap là gì?

Tìm hiểu Bootstrap là gì?Bootstrap là một framework cho phép các lập trình viên có thể xây dựng Website một cách nhanh chóng theo một tiêu chuẩn nhất định. Trong đó, ưu điểm của các Website này đó chính là sự tương thích và thân thiện với nhiều thiết bị khác nhau, có khả năng hỗ trợ chức năng màn hình từ máy tính đến điện thoại nhanh chóng.

Xem thêm: Top 10 các framework được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Hiểu đơn giản hơn, Bootstrap chính là kho miễn phí có chứa các mã nguồn mở và dựa trên các công cụ HTML, JavaScript, CSS để có thể tạo ra một Website hoàn chỉnh. Việc xây dựng, lập trình web cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn nhờ dựa trên các thành tố có sẵn như Typography, Buttons, Grids, Forms, Tables, Navigation, Modal, Image Carousels và các thành tố khác.

Ưu điểm của Bootstrap là gì?

Xây dựng website bằng Bootstrap được đánh giá khá cao với những ưu điểm nổi bật như sau:

Giao diện thân thiện, dễ sử dụng

Giao diện thân thiện, dễ sử dụngDo Bootstrap hoạt động dựa trên mã nguồn mở HTML, Javascript và CSS nên cho phép người dùng dễ dàng sử dụng, điều chỉnh và thay đổi như mong muốn.

Tương tác mượt mà với Smartphone

Bootstrap được sử dụng Grid System nên nó mặc định hỗ trợ Responsive, điều này giúp bạn có thể thiết kế Website thân thiện với mọi thiết bị điện tử, di động và giúp việc kết nối đến với khách hàng được tối ưu nhất trên mọi điểm chạm. Nhờ vậy, hiệu quất trang web được cải thiện đáng kể khi người dùng truy cập bằng mobile.

Bootstrap dễ dàng tùy biến

Bootstrap dễ dàng tùy biếnĐể phù hợp với nhiều loại Website, trong đó có cả thiết kế Website tài chính nên Bootstrap cũng hỗ trợ thêm tính năng Customizer. Với tính năng này, bạn có thể thay đổi hầu hết những thuộc tính của nó để phù hợp với thiết kế của bạn. Nếu việc thay đổi này vẫn không đáp ứng được yêu cầu thì bạn vẫn có thể chỉnh sửa trực tiếp trên mã nguồn của Bootstrap. Đặc biệt, Bootstrap tương thích cực tốt với HTML5.

Hỗ trợ SEO tốt, nền tảng tối ưu

Bootstrap là một trong những công cụ hỗ trợ SEO cực tốt bởi hiện nay Google đã cập nhật các thuật toán tìm kiếm và Responsive. Đây là một trong các yếu tố rất quan trọng để đưa từ khóa lên top.

Hỗ trợ SEO tốt, nền tảng tối ưuNgoài ra, Bootstrap còn là một nền tảng tối ưu bởi nó đã tạo sẵn một thư viện, mà tại đây các nhà thiết kế có thể sử dụng và tùy ý chỉnh sửa màu sắc, hình ảnh, video… theo ý muốn của mình. Điều này giúp cho việc thiết kế một Website trở nên nhanh chóng hơn và bạn sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian, tiền bạc cho Website của mình.

Nhược điểm của Bootstrap là gì?

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì Bootstrap cũng có những điểm hạn chế nhất định sau đây:

Nhược điểm của Bootstrap là gì?

  • Ít phổ biến, chưa hoàn thiện: Đây chưa phải là ứng dụng web phổ biến nên việc tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ Bootstrap là không nhiều. Bên cạnh đó, các thư viện cần thiết trên Bootstrap chưa hoàn thiện bởi vậy bạn chưa thể tạo ra một framework riêng tốt nhất.
  • Bootstrap khá nặng và tốc độ tối ưu chưa cao: Vì lý do này nên nếu dự án bạn đòi hỏi 1 sản phẩm nhẹ thì Bootstrap chưa thực sự phù hợp.
  • Bootstrap không khuyến khích sáng tạo: Do Bootstrap đã có sẵn kho thư viện rất tiện lợi và dễ dùng. Điều này khiến chúng ta lười suy nghĩ, sáng tạo mà vẫn có một trang web Responsive trông cũng khá ổn
  • Code thừa khá nhiều: Tuy Bootstrap có rất nhiều ưu điểm khi đã cung cấp gần như đầy đủ các tính năng cơ bản cho một trang web Responsive cơ bản, hiện đại. Những mặt trái của việc này đó là bạn sẽ phải tải thêm rất nhiều dòng code không cần thiết cho web, trong khi những gì Bootstrap cung cấp bạn chỉ sử dụng chưa đến 10%.

Nếu bạn đang sở hữu một doanh nghiệp

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ THIẾT KẾ WEBSITE CHUYÊN NGHIỆP 

Thiết kế website bán hàng

Thiết kế website nội thất

Thiết kế website du lịch

Có nên sử dụng Bootstrap để thiết kế web tài chính không?

Có nên sử dụng Bootstrap để thiết kế web tài chính không?Dưới đây là chia sẻ từ công ty MonaMedia – đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp giải thích lý do tại sao nên sử dụng Bootstrap để thiết kế web tài chính cụ thể như sau:

  • Bootstrap dễ sử dụng: Bởi nó được hoạt động dựa trên mã nguồn mở CSS, HTML và Javascript, đồng thời cho phép người sử dụng dễ dàng tùy chỉnh theo ý muốn.
  • Cho phép Responsive: Điều này giúp người dùng có thể xây dựng Website tài chính thân thiện, tương thích với mọi thiết bị điện tử, di động; giúp tối ưu việc kết nối đến khách hàng trên mọi điểm chạm.
  • Dễ dàng vào tùy chỉnh: Bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh trên Bootstrap nhờ vào lợi thế được tạo ra từ các mã nguồn mở. Đồng thời, nó còn giúp bạn tiết kiệm được đáng kể dung lượng nhờ vào tính năng không cần tải mã nguồn về máy.
  • Tương thích với nhiều trình duyệt: Khi sử dụng Bootstrap để thiết kế web tài chính sẽ giúp tương thích với các trình duyệt như Chrome, Internet Explorer, Safari, Firefox, Opera. Điều này sẽ mang tới cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
  • Nhận được nhiều đánh giá tích cực: Bootstrap được đánh giá cao và là một sáng tạo chung của cộng đồng lập trình viên trên toàn thế giới. Nó mang tới chất lượng đầu ra tốt nhất với thiết kế mã nguồn mở.

Cách cài đặt và sử dụng Bootstrap là gì?

Khi đã hiểu Bootstrap là gì, để cài đặt và sử dụng Bootstrap dễ dàng thì bạn có thể tham khảo những hướng dẫn sau:

Cách cài đặt Bootstrap là gì?

Cách cài đặt Bootstrap là gì?Có 2 cách để cài đặt Bootstrap cụ thể như sau:

  • Tải Bootstrap về từ trang chủ: Bạn có thể tải Bootstrap từ trang chủ getBootstrap.com về máy và cài đặt chúng trên máy của mình. Khi đã tải về máy, Bootstrap sẽ có 2 thư mục là CSS và JS; nhiệm vụ lúc này của bạn là giải nén và cài đặt chúng vào Web Hosting thông qua giao thức FTP. Khi đã hoàn tất việc cài đặt, bạn có thể sử dụng Bootstrap để thiết kế web một cách dễ dàng.
  • Sử dụng Bootstrap CDN: Nếu bạn không muốn tải và lưu trữ Bootstrap trên máy tính thì có thể nhúng Bootstrap qua CDN (Content Delivery Network) – đây là mạng phân phối nội dung. CDN sẽ giúp bạn tiết kiệm được đáng kể lượng băng thông. Đồng thời, nó cũng sẽ hỗ trợ việc tích hợp CSS, jQuery, JavaScript để cung cấp nhiều tính năng cho Website hơn và mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng.

Cách sử dụng Bootstrap trong thiết kế là gì?

Cách sử dụng Bootstrap trong thiết kế là gì?

  • Thêm HTML5 doctype: Bootstrap sử dụng những phần tử HTML và các thuộc tính CSS yêu cầu HTML5 doctype. Bên cạnh đó, bạn cần luôn giữ HTML5 doctype ở đầu trang và nằm bên cạnh thuộc tính language (ngôn ngữ) cũng như bộ ký tự chính xác.
  • Bootstrap 3 là mobile-first: Đây là một thiết kế ưu tiên tương thích với các thiết bị di động và Mobile First Styles là một phần của Core Framework. Để đảm bảo việc hiển thị chính xác và thu phóng trên web chỉ bằng cách chạm, bạn cần thêm các thẻ width=device-width, initial -scale=1 vào phần tử.
  • Container: Bootstrap sẽ cần đến một Container Element để bọc nội dung. Hiện nay, có 2 Container Classes cho bạn lựa chọn đó là Container Class và Container-Fluid Class.

Nội dung bài viết là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh chủ đề Bootstrap. Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Bootstrap là gì cũng như những ưu nhược điểm, tính năng của nó. Nếu bạn đang muốn thiết kế một Website tài chính chất lượng, chuyên nghiệp và thân thiện với người dùng thì Bootstrap sẽ là một trong những lựa chọn phù hợp dành cho bạn.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm thiết kế Website  và sử dụng các phần mềm như Bootstrap, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các công ty thiết kế Web để được tư vấn cụ thể.

Tham khảo ngay: