Xin chào các bạn, trong bài học ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn câu lệnh switch trong JavaScript.
Một câu lệnh switch có thể thay thế cho nhiều câu lệnh if. Nó giúp chúng ta so sánh một giá trị với nhiều biến đơn giản hơn so với việc sử dụng câu lệnh if.
Cú pháp
Một câu lệnh switch có thể đi với một hoặc nhiều khối case. Cú pháu của nó như sau:
1 2 3 |
switch(x) { case 'value1': // if (x === 'value1') ... |
[break]
case ‘value2’: // if (x === ‘value2’) …
[break]
default: …
[break]
}
- Giá trị của x được kiểm tra để xem có bằng với giá trị từ các trường case hay không.
- Nếu x bằng một trong các values, code trong các case tương ứng sẽ được thực hiện.
- Nếu không có trường hợp nào khớp với giá trị values thì code trong trường default sẽ được thực hiện (nếu nó tồn tại).
Ví dụ
Một ví dụ về câu lệnh switch:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 |
var a = 2 + 2; switch (a) { case 2: alert( 'Hello World!' ); break; case 3: alert( 'Xin chào các bạn' ); break; case 4: alert( 'Chào mừng bạn đến với website thaygiaoquocdan.vn' ); break; default: alert( "Vui long nhap so phu hop" ); } |
Ở đây, câu lệnh switch bắt đầu so sánh từ trường đầu tiên là 2, do không khớp với giá trị của a nên nó tiếp tục kiểm tra các trường sau. Đến khi gặp case 4, nó sẽ chạy đoạn code trong đó do a = 4.
Kết quả trả về sẽ là dòng chữ:
1 |
Chào mừng bạn đến với website thaygiaoquocdan.vn |
Nếu không có lệnh break thì chương trình sẽ chạy các trường tiếp theo sau trường mà khớp với giá trị trong switch. Ví dụ:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 |
var a = 1 + 2; switch (a) { case 2: alert( 'Xin chào các bạn' ); case 3: alert( 'Hello World!' ); case 4: alert( 'Chúc các bạn học tập tốt!' ); default: alert( "Chon một giá trị phù hợp" ); } |
Trong trường này kết quả trả về sẽ là:
1 2 3 |
Hello World! Chúc các bạn học tập tốt! Chon một giá trị phù hợp |
Nhóm các case
Một số biến của case có thể cùng chứa một đoạn code chung.
Ví dụ, nếu chúng ta muốn cùng một đoạn code được thực thi trong các case 3 và case 5:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 |
var a = 2 + 2; switch (a) { case 4: alert('Chính xác!'); break; case 3: // (*) nhóm 2 case lại với nhau case 5: alert('Sai!'); alert("Ban đa chon sai"); break; default: alert('vui long chon so hop le.'); } |
Bây giờ cả case 3 và case 5 đều hiển thị cùng một đoạn thông báo.
Khả năng “nhóm” các case là một tính năng của cách switch / case hoạt động mà không có lệnh break. Ở đây, chương trình sẽ chạy từ case 3 bắt đầu từ dòng (*) và đi qua case 5 vì không có lệnh break.
Kết luận
Như vậy trong bài học ngày hôm nay mình đã giới thiệu cho các bạn về câu lệnh Switch trong JavaScript. Trong bài học tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về function (Hàm) trong JavaScript.
Chúc các bạn học tập tốt!