Nếu bạn biết đến xây dựng ứng dụng web chắc hẳn không còn xa lạ đến cái tên Angular. Vậy Angular là gì? Nó bao gồm những phiên bản nào? Và sở hữu những tính năng gì? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết tới những người mới tìm hiểu về framework này để giải đáp thắc mắc Angular là gì nhé.
Angular là gì
Angular là một Javascript framework như một ngôn ngữ để viết giao diện web. Nó được viết bởi Misko Hevery và người bạn của anh ấy là Adam Abrons. Angular được ra mắt chính thức vào 20/10/2010, đến nay sản phẩm này vẫn được Google duy trì. Angular là một mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí được nhiều web developer yêu thích. Framework này được các lập trình viên nước ngoài tìm hiểu và ưa chuộng nhiều.
Trả lời một cách đơn giản câu hỏi Angular là gì thì Angular như một khung làm việc của JavaScript MVC phía máy khách với mục đích để lập trình Front end, phát triển ứng dụng web động.
Các phiên bản của Angular
Angular JS
Đây là phiên bản đầu tiên của Angular được ra mắt chính thức ngày 20/10/2010. Lúc bấy giờ, Angular JS được viết theo mô hình Model-View-Controller (MVC) trong đó:
- Model là thành phần trung tâm biểu hiện hành vi các ứng dụng và quản lý dữ liệu.
- View được thiết lập dựa trên thông tin của Model.
- Controller có nhiệm vụ trung gian giữa View và Modek và để xử lý logic.
Angular 2
Vào tháng 3/2015, phiên bản Angular 2 được ra đời thay thế cho phiên bản Angular JS trước đó. Angular 2 có mục đích nhằm đơn giản hóa và tối ưu tốt nhất cho quá trình sử dụng framework này.
Angular 2 khác hẳn hoàn toàn so với phiên bản trước đó, nó thay Controllers và $scope (Angular JS) bằng components và directives. Components = directives + template, tạo nên view của ứng dụng và xử lý những logic trên view. Phiên bản này được viết hoàn toàn bằng Typescript.
Có thể nói, Angular 2 nhanh hơn nhiều Angular JS, hỗ trợ đa nền tảng đa trình duyệt, cấu trúc được xây dựng đơn giản và dễ dùng hơn.
Angular 4
Vào tháng 3/2017, Angular 4 được trình làng nâng cấp từ Angular 2. Phiên bản này giảm thiểu code được tạo ra, từ đấy giảm kích thước tệp đóng gói xuống 60% đẩy nhanh quá trình phát triển ứng dụng hơn.
Angular 5
Angular 5 được phát hành vào 1/7/2017 với mục đích thay đổi về tốc độ và kích thước, vì thế phiên bản này nhanh hơn và nhỏ hơn Angular 4. So với các tính năng của Angular 4 thì:
- Thay vì sử dụng HTTP thì dùng HTTPClient sẽ nhanh và hiệu quả, an toàn hơn.
- Angular 5 mặc định sử dụng RxJs 5.5
- Multiple export aliases: 1 component có thể được xuất bằng nhiều aliases (bí danh) để rút ngắn quá trình di chuyển.
- Internationalized Pipes for Number, Date, and Currency: Những pipe mới được giới thiệu để tối ưu hóa tốt hơn.
- Bằng việc sử dụng công cụ build optimizer được tích hợp sẵn vào trong CLI giúp tối ưu hóa build production. Đây là công cụ tối ưu tree shark và loại bỏ code dư thừa.
- Đẩy nhanh tốc độ biên dịch bằng việc dùng TypeScript transforms, bây giờ khi build sẽ sử dụng lệnh “ng serve –aot”. AOT sẽ cải thiện performace khi load page và nó được dùng để deploy app lên production.
Angular 6
- Cập nhật CLI, command line interface: với một số lệnh được thêm như ng-update để chuyển từ version trước sang version hiện tại; ng-add để thêm các tính năng của ứng dụng để trở thành một ứng dụng web tốt hơn.
- Angular Element giúp các component của Angular được triển khai dưới dạng component web, tiếp theo dùng trong bất kỳ trang HTML nào một cách thuận lợi.
- Multiple Validators giúp nhiều Validators được áp dụng trên form builder.
- Tree-shakeable providers cho phép loại bỏ mã code chết.
- Dùng RxJS 6 với syntax thay đổi.
Angular 7
Angular 7 được ra mắt vào 18/10/2018 với một số thay đổi:
- ScrollingModule : để scroll load dữ liệu.
- Drag and Drop: giúp người dùng dễ dàng thêm tính năng kéo và thả vào một mục.
- Angular 7 đã cập nhật RxJS 6.3
Angular 8
Vào 28/5/2019, Angular 8 được giới thiệu với CLI workflow improvements, Dynamic imports for lazy routes ….
Angular 9
6/2/2020, Angular 9 được ra mắt để di chuyển tất cả các ứng dụng để sử dụng trình biên dịch Ivy và thời gian chạy theo mặc định. Nó được cập nhật để hoạt động với TypeScript 3.6 và 3.7.
Tại sao nên sử dụng Angular?
- Sử dụng Angular lập trình viên sẽ giảm được tối đa kích thước và tăng tối đa hiệu suất khi làm việc.
- HTML linh động hơn rất nhiều.
- Code HTML mạnh mẽ hơn với những đặc trưng như FOR, IF, LOCAL, VARIABLES…
- Nhanh chóng và dễ dàng hiển thị các file từ data model của trang web và theo dõi những thay đổi, cập nhật lại từ người dùng nhờ binding data.
- Nhờ những khối module độc lập giúp xây dựng và tái sử dụng nội dung.
- Giải quyết nhanh chóng các bài toán logic back-end service hỗ trợ giao tiếp.
Những tính năng nổi bật của Angular
Chúng ta đã tìm hiểu Angular là gì và các phiên bản của Angular phía bên trên. Hơn thế nữa Angular sở hữu nhiều tính năng nổi bật, đây là một công cụ hỗ trợ phát triển web được nhiều người yêu thích:
- Controller: đây là tính năng hỗ trợ xử lý dữ liệu dành cho $scope. Người dùng có thể views dùng dữ liệu có sẵn tại scope để tiến hành hiển thị tương ứng.
- Data-binding: cho phép tự động đồng bộ hóa tất cả các dữ liệu giữa hai chiều model và view khi view có thay đổi.
- Service: singleton object có năng lực khởi tạo nên có thể cung cấp một loạt phương án dữ liệu.
- Scope: là đối tượng giao tiếp giữa hai phía controller và view trong ứng dụng.
- Filter: giúp lọc tập hợp con có trong item rồi trả chúng về mảng mới.
- Directive: có chức năng hỗ trợ tạo thẻ HTML. Một số directive phổ biến là ngModel, ngBind…
- Temple: giúp hiển thị những thông tin từ controller, được xem là một phần trong view.
- Routing: có tính năng điều hướng, chuyển đổi trong controller. Bạn có thể tạo SPA với tính năng này.
- MVC & MVVM: giúp phân chia những ứng dụng chưa nhiều thành phần, gắn liền với MVC.
- Deep link: những liên kết sâu hỗ trợ lập trình viên trong việc mã hóa trạng thái ứng dụng trong các URL, nó khả năng bookmark với công cụ tìm kiếm.
- Dependency Injection: đây là tính năng thường được tích hợp trong bản AngularJS, giúp tạo lập những ứng dụng có khả năng phát triển, thao tác đơn giản và dễ dàng kiểm tra.
Với những chia sẻ trên, chúng tôi đã cung cấp kiến thức về Angular là gì cũng như các phiên bản và tính năng của Angular. Angular đã và đang được nhiều lập trình viên lựa chọn là công cụ đắc lực hỗ trợ trong công việc. Hy vọng với bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích.