Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Mẹo giúp lựa chọn được chứng chỉ SSL phù hợp cho website

Internet là môi trường lý tưởng để các cá nhân và doanh nghiệp phát triển thông qua website. Hiện nay có rất nhiều website được ra đời, bên cạnh những website uy tín thì cũng có những trang web giả mạo. Vì thế người dùng ngày càng trở nên cẩn trọng hơn trước khi truy cập. Nắm bắt được điều đó, nhiều chủ website đã đăng ký chứng chỉ SSL để hoạt động thuận lợi. Bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chứng chỉ SSL là gì?

Khái niệm về chứng chỉ bảo mật SSL

Khái niệm về chứng chỉ bảo mật SSL

SSL là cách viết tắt của chứng chỉnh bảo mật Secure Sockets Layer. Đây được xem là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật toàn cầu được hàng triệu website trên toàn thế giới tin tưởng sử dụng. SSL sẽ tạo ra một liên kế mã hóa, giúp cho quá trình truyền tải thông tin dữ liệu giữa máy chủ và trình duyệt được đảm bảo về sự riêng tư và toàn vẹn.

Chứng thư số SSL trên các website của doanh nghiệp cho phép khách hàng có thể xác minh được tính xác thực và tin cậy khi truy cập website. Điều đó giúp đảm bảo rằng các thông tin, dữ liệu trao đổi giữa khách hàng và website đều được mã hóa. Hạn chế được tình trạng bị can thiệp và đánh cắp dữ liệu. Vì thế, sở hữu chứng chỉ SSL cũng là cách giúp các chủ website có được lòng tin từ khách hàng.

Các thuật ngữ có liên quan

Để có thể hiểu rõ về chứng chỉ SSL, chúng ta cần phải nắm được một số thực ngữ có liên quan như sau:

  • Certificate Authority (CA): Đây là tổ chức phát hành chứng thực các loại chứng thư số cho người dùng. Certificate Authority đóng vai trò là bên thứ ba để hỗ trợ cho quá trình trao đổi thông tin an toàn.
  • Domain Validation (DV SSL): Đây là một loại chứng chỉ bảo mật SSL được xác thực thông qua tên miền. Cơ quan cấp chứng chỉ Certificate Authority chỉ yêu cầu người dùng xác thực việc sở hữu tên miền. Vì thế chứng chỉ Domain Validation thường được cấp một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Organization Validation (OV SSL): Đây là chứng thư số SSL dành cho website của doanh nghiệp. Bên cạnh việc cần phải xác minh quyền sở hữu tên miền, người dùng còn cần phải chứng thực doanh nghiệp bằng các giấy tờ hợp lệ.
  • Extended Validation (EV SSL): Đây là một hình thức xác minh đặc biệt của Certificate Authority, được rà soát pháp lý kỹ càng. Mặc dù Extended Validation không giúp gia tăng độ bảo mật dữ liệu so với những chứng chỉ số cùng cấp nhưng lại giúp gia tăng độ tin cậy của website đối với người dùng
  • Subject Alternative Names (SANs SSL): Đây là một sản phẩm lý tưởng dành cho những cổng thương mại điện tử. Mỗi e-store là một sub-domain riêng và được chia sẻ trên một hoặc nhiều địa chỉ IP. Do đó, có thể dùng duy nhất một chứng chỉ số Wildcard cho tên miền chính của website và các sub-domain khi triển khai bảo mật bằng SSL.

Phân loại chứng chỉ SSL

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại chứng chỉ bảo mật SSL khác nhau. Chúng thường được phân loại dựa trên hai yếu tố đó là mức độ xác thực và số lượng tên miền.

  • Các loại chứng chỉ bảo mật SSL dựa trên mức độ xác thực bao gồm: Domain Validation, Organization Validation, Extended Validation…
  • Các loại chứng chỉ bảo mật dựa trên số lượng tên miền bao gồm: Wildcard SSL, SSL Multi-domain…

Lợi ích khi sử dụng chứng chỉ SSL

Thực tế hiện nay cho thấy vẫn còn một số doanh nghiệp chưa hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL cho website. Thiếu sót này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, thậm chí là uy tín của doanh nghiệp. Tiềm ẩn nguy cơ gây mất mát dữ liệu và tổn thất tiền bạc của khách hàng và doanh nghiệp. Sau đây là một số lợi ích chính khi sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL:

Hạn chế bị hacker tấn công

Hạn chế bị hacker tấn công

Việc sở hữu chứng chỉ SSL giúp cho website của doanh nghiệp được bảo vệ. Ngăn chặn được việc nghe trộm của các hacker cũng như những cuộc tấn công Man – in – the middle. Bên cạnh đó chứng chỉ SSL cũng giúp cho người dùng nhận biết được website uy tín. Tránh trường hợp truy cập nhầm vào những website giả mạo.

Cải thiện vị trí xếp hạng của website và nâng cao giá trị thương hiệu

Hiện nay Google đã chính thức cập nhật thuật toán thêm giao thức HTTPS thành một trong những tiêu chí để đánh giá xếp hạng các website. Vì thế, nếu như website của bạn sở hữu chứng chỉ SSL thì sẽ thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.

Hỗ trợ kinh doanh trực tuyến

Hiện nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề bảo mật khi thực hiện cách thao tác thanh toán như cung cấp mã thẻ tín dụng ngân hàng hoặc số điện thoại. Chứng chỉ SSL giúp cho website đáp ứng được nhu cầu bảo mật chính đáng của khách hàng.

Xây dựng uy tín và thương hiệu với nhiều cấp độ chứng thực

Mona Hosting đã có chia sẻ khẳng định rằng, website sở hữu chứng chỉ SSL sẽ góp phần làm tăng yếu tố niềm tin của doanh nghiệp trong mắt khách hàng lên tầng mới. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn một cấp độ chứng thực SSL phù hợp.

Mẹo chọn lựa chứng chỉ SSL phù hợp

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp chứng chỉ SSL với nhiều loại chứng chỉ khác nhau. Sau đây là những mẹo giúp lựa chọn được loại chứng chỉ SSL phù hợp cho website của mình:

Thứ nhất là lựa chọn chứng chỉ bảo mật SSL dựa vào tính chất của website:

  • Nếu như website chỉ sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc doanh nghiệp kinh doanh nhỏ thì bạn có thể lựa chọn sử dụng chứng chỉ SSL giá rẻ, ví dụ như: Section Positive SSL.
  • Nếu nhưng bạn sở hữu website kinh doanh thương mại điện tử, cần mức độ bảo mật và chứng thực cao hơn để thu hút khách hàng thì có thể sử dụng các loại chứng thực SSL có giá trị xác thực tổ chức hoặc xác thực đầy đủ như: Organization Validation, Extended Validation.

Thứ hai lựa chọn chứng chỉ bảo mật SSL dựa trên loại Hosting mà website đang sử dụng:

  • Thông thường, nếu như máy chủ sử dụng Microsoft Exchange thì sẽ yêu cầu cài đặt Multiple Domain (UCC) SSL để có thể hỗ trợ nhiều tên miền trên hệ thống.
  • Phần lớn các chứng chỉ bảo mật SSL dạng Standard hay Premium sẽ chỉ nên chạy với web hosting thông thường.
  • Nếu ở cấp độ VPS/Server thì nên sử dụng chứng chỉ bảo mật Web Server như: Comodo Multi-Domain SSL Certificate hoặc Thawte Web Server SAN SSL để giúp tiết kiệm chi phí.

Thứ ba, lựa chọn chứng chỉ SSL dựa trên số lượng tên miền hay sub-domain mà bạn muốn sử dụng:

lựa chọn chứng chỉ  SSL dựa trên số lượng tên miền hay sub-domain

  • Cần phải tính toán số lượng tên miền riêng lẻ hay sub-domain dự kiến sử dụng trong hiện tại và tương lai. Điều đó sẽ giúp bạn lựa chọn được loại chứng chỉ bảo mật SSL phù hợp và tiết kiệm chi phí.
  • Về cơ bản thì người dùng sẽ có hai sự lựa chọn. Một là các chứng chỉ SSL dạng Wildcard, có hỗ trợ thêm không giới hạn sub – domain. Hai là các chứng chỉ bảo mật dạng UCC, có hỗ trợ cả sub – domain và tên miền khác.
  • Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng từ tên miền thứ hai trở đi thì chứng chỉ bảo mật UCC SSL vẫn chỉ hiển thị thông tin của tên miền đầu tiên được đăng ký. Vì thế bạn chỉ có thể sử dụng chứng chỉ SSL loại này cho những website có cùng một chủ đề hoặc cùng lĩnh vực kinh doanh.

Hiện nay, để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng nhiều đơn vị thiết kế website còn bổ sung thêm dịch vụ đăng ký /mua chứng chỉ SSL trong hồ sơ kinh doanh của mình. Từ đó, khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc hơn khi muốn thiết kế một trang web hoạt động ổn định và đảm bảo tính bảo mật.

Các bạn có thể tham khảo một số công ty chuyên thiết kế website tốt nhất tại đây để tìm được cho mình một đơn vị uy tín chuyên nghiệp nhé!

Như vậy chứng chỉ SSL đóng nhiều vai trò quan trọng đối với hoạt động của website và doanh nghiệp. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn sẽ lựa chọn được loại chứng chỉ bảo mật SSL phù hợp cũng như tìm được đơn vị cấp chứng chỉ uy tín.