Thời điểm thích hợp để giúp các trẻ có thể phát triển những nhận thức, kỹ năng đó là độ tuổi mầm non. Do đó, giáo viên cần thường xuyên thay đổi phương pháp quản lý lớp học hiệu quả nhằm tạo động lực và khơi gợi hứng thú học tập của trẻ em. Vậy đâu là cách để quản lý lớp học mầm non có thể đạt được kết quả cao nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.
Tại sao cần phải quản lý lớp học mầm non?
Độ tuổi mầm non là giai đoạn để trẻ em có thể phát triển nhanh chóng cả về cảm xúc, trí tuệ và thể chất.
- Ở giai đoạn này, trẻ thường thích tương tác với mọi sự vật sự việc diễn ra xung quanh chúng.
- Xu hướng của trẻ em ở thời điểm này là thích nhìn và tập bắt chước, khám phá và trải nghiệm những hiện tượng đang diễn ra trước mắt của trẻ.
Lớp dạy trẻ thường sẽ ồn ào nếu không có biện pháp khắc phục. Điều này đòi hỏi các giáo viên cần có kế hoạch quản lý lớp học mầm non hiệu quả và phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Hơn nữa, đối với ngành giáo dục mầm non – đây thực sự là môi trường đòi hỏi các giáo viên phải có đầy đủ kỹ năng – nhiều kinh nghiệm để tạo dựng môi trường học tập tốt để phụ huynh có thể an tâm gửi gắm trẻ nhà mình. Đây cũng là yếu tố để đánh giá sự chuyên nghiệp, uy tín của nhà trường. Các trường học mầm non/ trung tâm nhà trẻ cần xây dựng phương pháp quản lý lớp học mầm non chất lượng nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho các trẻ mầm non.
-> Tham khảo: Top 10 phần mềm tạo đề thi trưc tuyến hiệu quả
Cách quản lý lớp học mầm non hiệu quả mà giáo viên cần biết
Hầu như các lớp học mầm non điều có sự mất trật tự, lộn xộn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, đây cũng là thách thức lớn đối với giáo viên mầm non. Dưới đây là những cách quản lý lớp học mầm non hiệu quả giúp giáo viên có thể quản lý lớp học của mình tốt hơn.
Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ em
Cần tạo mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học viên để tạo môi trường học tập hiệu quả. Hãy đóng vai là bạn để từ từ hiểu mong muốn của các bé vì thông thường trẻ em sẽ rất dễ nhạy cảm bởi những người xa lạ đối với mình. Bên cạnh đó, xây dựng thêm mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh của các bé để tạo nên mối quan hệ gắn kết.
Sử dụng những ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu
Ở độ tuổi mầm non, các trẻ chưa phát triển đầy đủ khả năng nhận thức về ngôn ngữ. Do đó, giáo viên nên sử dụng những câu hỏi/nói ngắn gọn và dễ hiểu, đặc biệt tránh những dạng câu hỏi dài/phức tạp. Một số tips cho bạn là nên dùng số lượng từ dưới 8 thì trẻ em sẽ có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa của câu nói.
Ngoài ra, đối với những dạng câu hỏi dài thì giáo viên có thể chia ra thành những dạng câu ngắn để diễn đạt và cần chú trọng sử dụng ngôn ngữ quen thuộc dễ hiểu nhất cho trẻ.
Có thể phân chia lớp học thành nhiều nhóm
Phân chia lớp học thành nhiều nhóm sẽ thuận tiện cho quá trình quản lý/ kiểm soát số lượng trẻ trong một lớp học. Giáo viên có thể tiến hành chia nhóm thành số lượng từ 4 đến 5 trẻ để thuận tiện cho việc hoàn thành nhiệm vụ trong ngày. Hơn nữa, hoạt động nhóm cũng sẽ giúp các trẻ có thể rèn luyện kỹ năng cho bản thân, biết cách phát huy năng lực của bản thân, phối hợp các hoạt động làm nhóm với nhau nâng cao hiệu quả đồng đội.
Sử dụng phương pháp xoay vòng
Phương pháp xoay vòng là phương pháp nhằm thay đổi hoạt động của các nhóm vào những khung thời gian khác nhau ở giữa các ngày. Khi thay đổi các khung thời gian khác nhau sẽ làm đa dạng các hoạt động và giúp các em tránh những cảm giác nhàm chán khi một hoạt động thực hiện nhiều lần.
Thiết lập phòng giảng dạy phù hợp
Một phòng học phù hợp sẽ nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và quản lý lớp học mầm non của giáo viên. Thay đổi các phòng ban theo từng hoạt động giảng dạy như thể dục, âm nhạc, hát… sẽ giúp nắm bắt được kịp thời nhu cầu và mong muốn của trẻ.
Thông báo đến trẻ những mức xử phạt nếu vi phạm
Các giáo viên cần nhắc nhở và thông báo đến trẻ những quy định cần tuân theo và mức xử phạt khi vi phạm những quy tắc đó. Điều này để ngăn các hành vi của trẻ, đồng thời giúp trẻ chú ý những hoạt động của mình để tránh khả năng bị vi phạm.
Những mức xử phạt mà các giáo viên có thể áp dụng là điều chỉnh chỗ ngồi, tách những em vi phạm và những em học sinh ngoan ra để tránh các em này làm ảnh hưởng các bạn xung quanh. Đồng thời các hoạt động của giáo viên cần thực hiện nhẹ nhàng tránh làm các em cảm giác bị xấu hổ và mặc cảm.
Lợi ích khi ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
Thời đại công nghệ 4.0 phát triển, việc ứng dụng phần mềm quản lý vào công tác quản lý lớp học mầm non là lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà trường/ nhà trẻ hiện nay. Phần mềm ra đời là giải pháp giúp quản lý các nghiệp vụ giáo dục mầm non được hiệu quả nhất được tích hợp sẵn trên một hệ thống phần mềm. Mona eLMS là một trong các phần mềm quản lý trường mẫu giáo được sử dụng nhiều nhất. Với đa dạng tính năng, Mona eLMS đã giúp các giáo viên và trường học tối ưu được thời gian và chi phí giảng dạy, quản lý lớp học mầm non hiệu quả.
Liên hệ ngay với Mona để được tư vấn chi tiết về phần mềm quản lý giáo dục bậc nhất:
Hotline: 1900 636 648
Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng 8, phường 7, Quận Tân Bình, TP.HCM
Email: [email protected]
Ứng dụng công nghệ phần mềm quản lý đào tạo mầm non giúp giáo viên có thể thực hiện điểm danh, xem thông tin các trẻ dễ dàng. Đồng thời hệ thống còn giúp người quản lý theo dõi các vấn đề tài chính, quản lý cơ sở vật chất giảng dạy, quản lý giáo viên, trẻ em hiệu quả nhất. Hiện nay một số phần mềm tích hợp trên đa nền tảng Web App/ App nên dễ dàng cho việc truy vấn dữ liệu và truy cập vào phần mềm quản lý.
Quản lý lớp học mầm non không phải là điều dễ dàng, nếu giáo viên không có quá nhiều kinh nghiệm sẽ dễ bị mất bình tĩnh và la mắng học sinh – và đây cũng là điều cấm kỵ ở giáo dục mầm non. Sử dụng những phương pháp gợi ý trên trong quản lý lớp học mầm non sẽ giúp giáo viên có thêm nhiều kỹ năng và phát triển phương pháp giảng dạy của mình theo hướng tích cực, thu hút nhiều học viên theo dõi.