Côn trùng là những loài động vật nhỏ bé, cơ thể của chúng chỉ dài từ 1mm đến vài cm nhưng lại có sức công phá đáo để. Côn trùng hút nhựa cây, hút nước, hút chất dinh dưỡng trong mọi bộ phận của cây, khiến cây lụi dần, khô héo dẫn tơi chế.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vietpro sẽ điểm qua top 7 côn trùng thường gây hại cho cây trồng nhà bạn và những cách kìm hãm sự phát triển của chúng để bảo vệ cho mùa màn nhà bạn.
Top 7 côn trùng thường gây hại cho cây trồng nhà bạn
Sâu bướm
Sâu bướm là những con sâu bám trên cây mà bạn quan sát thấy thường ngày. Vòng đời phát triển của con bươm bướm bao gồm 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng và bươm bướm trưởng thành. Sâu bướm chính là giai đoạn thứ hai – ấu trùng trong vòng đời này.
Sâu rất đa dạng màu sắc. Chúng có kích thước lớn, thường từ 30 – 60mm, đường kính thân 3 – 7mm. Loại này có nhiều cách để đối phó với kẻ thù như tự phòng vệ bằng lông, gai, mùi hương. Hóa trang để trốn tránh kẻ thù.
Sâu bướm là một loài phá hoại mạnh mẽ trên cây trồng. Phần lớn sâu sẽ tấn công vào các bộ phận mềm mại của cây như lá (chiếm tỷ lệ cao nhất), hoa, quả, mầm ngọn, mầm hoa, thậm chí thân cây.
Khi sâu ăn trụi lá thì cây không còn đủ chất diệp lục để tiến hành quá trình hô hấp, quang hợp của cây. Quá trình quang hợp không đủ sẽ không tạo ra đủ năng lượng nuôi cây. Từ đó, cây còi cọc, lụi và dẫn đến tàn.
Ốc sên
Ốc sên là những loài sống trên cạn, gần những khu ấm ướt. Đặc điểm ngoài của chúng là có một mình ốc to, xoắn nhiều vòng. Mình ốc thường là màu đen, nâu, nâu vàng hoặc trắng ngà. Khi ở trạng thái bình thường. Đầu ốc thò ra, có hai chiếc sừng dài hướng lên trên như “ăng teng”, hai sừng ngắn hơn hướng về phía trước. Khi bị tấn công, toàn bộ đầu ốc sẽ cuộn gọn trong mình ốc để trốn tránh kẻ thù.
Thức ăn ưa thích của ốc sên trên cây là lá non, mầm non, hoa, quả chín. Ốc sên là kẻ phá hoạt thầm lặng vào ban đêm. Thời gian ban ngày chúng ít hoạt động để trốn tránh kẻ thù.
Bọ trĩ
Bọ trĩ non có kích thước rất nhỏ, chỉ từ 1mm và có màu vàng nhạt. Hình dáng thân của chúng nhỏ nhưng không có cánh. Khi trưởng thành, bọ trĩ có màu đen, thon dài và kích thước từ 1.5 – 2m.
Bọ trĩ xuất hiện nhiều trên lúa, ngô và những loài cây ngũ cốc khác. Chúng hút nhựa trong cây để phát triển. Thời tiết thuận lợi để chúng lớn mạnh là khô. Khi trời mưa hay bề mặt có nhiều nước, bọ trĩ bị tiêu diệt đáng kể.
Đây là loại côn trùng gây hại mạnh mẽ ở mọi lứa tuổi. Cây cối khi bị dính nhiều bọ trĩ hút nhựa sẽ làm lá cuốn lại ở chóp, tóp lại, khô vàng, héo rụng. Bọ trĩ phát triển mạnh trên ruộng lúa cạn nước, khiến lúa bị khô cháy vàng và mất mùa.
Ruồi vàng
Ruồi vàng là những loài có kích thước dài khoảng 5 – 7mm. Sải cánh của chúng dài từ 10 – 13mm. Trên thân có màu nâu đỏ pha với những vết vằn vàng và đen. Đầu tương tự hình bán cầu, sau đầu có những sợi lông tơ nhỏ. 3 đôi chân có màu nâu đỏ xen với vàng. Ruồi vàng cái lớn hơn ruồi vàng đực và có ống đẻ trứng nhọn, dài ở đuôi.
Ruồi vàng là một loài côn trùng thường gây hại cho cây trồng nhà bạn mạnh mẽ. Ruồi có 4 giai đoạn phát triển tron vòng đời là trứng, ấu trùng, nhộng và ruồi trưởng thành. Trong đó, giai đoạn ruồi trưởng thành và ấu trùng đều có sức công phá.
Ở giai đoạn ấu trùng, chúng sử dụng vật thể là quả để làm thức ăn. Hậu quả là quả bị thối rữa, không thể sử dụng. Ở giai đoạn là ruồi trưởng thành, ruồi đi hút nhựa cây, hút quả, đồng thời đẻ trứng vào quả để tiếp tục vòng đời tiếp theo.
Bướm đêm
Bướm đêm còn được biết đến là những con ngài. Đây là sinh vật được hình thành từ những con sâu bướm ở trên. Bướm đêm hiện nay vô cùng phong phú. Trên thế giới đã ghi nhận trên 250,000 loài. Hầu hết các loài bướm đêm có khích thước dưới 5cm.
Bướm đêm thường hút mật của hoa và những quả bị thối rữa ra nước. Trong quá trình tiếp xúc với cây, chúng sẽ đẻ ra trứng để tiếp tục vòng đời phát triển và gây hại cho cây trồng.
Sâu ăn lá
Sâu ăn lá có kích thước rất nhỏ. Chiều dài thân chỉ từ 10 – 30mm. Đường kích thân từ 1 – 3mm. Màu của sâu thường là xanh lục, lớp da bên ngoài mỏng manh, một số loài màu trong nên có thể nhìn được cơ thể bên trong.
Sau ăn lá là loài côn trùng thường gây hại cho cây trồng. Thức ăn của sâu là lá non, thích tấn công vào các loai rau xanh. Trong quá trình ăn, sâu thường nhả tơ và cuốn các lá lại với nhau. Tuy kích thước nhỏ nhưng số lượng sâu thường lớn nên có khả năng phá hoại nhanh chóng. Sâu hoạt động cả vào ban ngày và ban đêm, thường trú ngụ ở mặt dưới lá.
Rệp sáp
Rệp sáp gây hại trên cây trồng rất đa dạng. Hầu như với mỗi loại cây sẽ có những giống rệp hại khác nhau. Một số đặc điểm chung của các loài là có thân hình bầu dục, bẹt, trên thân có các lớp lông sáp thường là màu trắng hoặc vàng nhạt. Kích thước cơ thể từ 1.5 – 3mm và sống thành bầy đàn đông.
Rệp sáp bám xung quanh bộ phận của cây, có thể là thân cây, lá, hoa, quả. Chúng hút nhựa và dinh dưỡng trên cây để sống. Do vậy, cây sẽ bị lụi còi cọc, lá vàng, quả teo trong thời gian ngắn.
Cách ngăn chặn côn trùng có hại cho cây trồng
Sử dụng lưới chống côn trùng
Sử dụng lưới chống côn trùng là một trong những biện pháp hiện đại để kìm hãm sự phát triển, ảnh hưởng của các loài côn trùng thường gây hại cho cây trồng nhà bạn.
Bạn có thể dễ dàng mua lưới chống côn trùng tại các công ty cung cấp lưới nông nghiệp. Sau đó, mang lưới bao quanh toàn bộ diện tích nuôi trồng, để ngăn cản sự tiếp xúc của côn trùng gây hại đến cây.
Lưới chống côn trùng hiện nay có đa dạng về kích thước mắt lưới. Với những giống côn trùng gây hại điển hình trên cây khác nhau sẽ có loại lưới phù hợp. Bên cạnh đó, lưới chống côn trùng cũng có các thành phần cấu tạo đặc biệt. Chức năng là để ngăn chặn tia cực tím, tia UV ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.
Bên cạnh đó, lưới còn giúp cây tránh được thiệt hại bởi gió bão, mưa đá, mưa rào với công suất lớn. Đây cũng là vật dụng nông nghiệp giúp giảm tác động tiêu cực của sương muối, mưa axit là cây mất nước và lụi tàn.
Trồng xen canh các cây thảo dược
Thảo dược là một loại cây có tác dụng xua đuổi côn trùng hiệu quả. Những mùi hương được tiết ra từ cây có thể khiến côn trùng sợ hãi. Đó là lý do tại sao tinh dầu bưởi, tinh dầu xả được sử dụng nhiều trong nhà.
Một số loài thảo dược đuổi côn trùng thường gây hại cho cây trồng nhà bạn hiệu quả là húng quế, hoa oải hương, cây xả, cỏ xạ hương chanh, xô thơm, hương thảo, cây họ hành, tía tô, câu mê điệt… Người nuôi trồng có thể trồng trên các thửa ruộng, thửa đất cây ăn quả để vừa đuổi côn trùng, vừa cung cấp thảo dược dùng hằng ngày tốt cho sức khỏe
Sử dụng thuốc diệt côn trùng
Thuốc diệt côn trùng hóa học và thuốc diện côn trùng sinh học là phương pháp tiêu diệt triệt để côn trùng nhanh chóng. Chỉ bằng vài đường phun cơ bản, những loài sinh vật này sẽ bị chết nếu ở trên cây hoặc không dám lại gần.
Tuy nhiên, khi phun, chủ trang trại cần đảm bảo sức khỏe cho cả người phun thuốc và người sử dụng các sản phẩm từ cây.
Sử dụng các loài vật thiên địch
Loài vật thiên địch là những loài động vật có lợi cho nhà nông. Thiên địch kìm hãm sự phát triển và phá hoại mùa màng bởi côn trùng thường gây hại cho cây trồng. Chúng tiêu diệt bằng cách ăn hoặc chiến đấu, xua đuổi sự xuất hiện của loài côn trùng đó.
Những loài thiên địch phổ biến là nhện, bọ xít ăn côn trùng, bọ rùa ăn côn trùng, ong ký sinh, kiến, chuồn chuồn, muồm muỗm, bọ đuôi kìm…
Sử dụng dịch vụ kiểm soát côn trùng
Dịch vụ kiểm soát côn trùng là việc sử dụng kết hợp các phương pháp để tìm kiếm, loại bỏ những nguyên nhân gốc rễ cho sự xâm nhập của côn trùng gây hại và tập trung vào ngăn ngừa sự phá hoại trong thời gian lâu dài.
Những biện pháp thường được sử dụng là biện pháp kiểm soát sinh học, hóa chất, cơ học và vật lý và kiểm soát văn hóa vận hành của trang trại.
Nội dung chính của bài viết đã giúp bạn đọc nhận biết được hình dáng bên ngoài của top 7 côn trùng thường gây hại cho cây trồng nhà bạn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giới thiệu cho bạn những phương pháp ngăn chặn sự phát triển và phá hoại của chúng để bảo vệ cho cây trồng nhà bạn.
Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm chăm sóc cây tốt, để có thể mang lại kết quả kinh tế cao nhất.