Chắc hẳn không có nhiều người biết về tên thương hiệu và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Đặt tên thương hiệu là một việc không hề dễ dàng và đòi hỏi nhiều yếu tố là làm theo các nguyên tắc cụ thể. Và đó cũng chính là điều đang được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vai trò của tên thương hiệu và những nguyên tắc đặt tên thương hiệu nhé.
Vai trò của tên thương hiệu đối với doanh nghiệp
Đối với các công ty, tên thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cả quá trình xây dựng và quá trình phát triển thương hiệu. Cụ thể:
- Tên thương hiệu có tác dụng giúp định dạng sản phẩm cho doanh nghiệp, đồng thời nó cũng giúp khách hàng nhận biết và quảng cáo cho thương hiệu. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí quảng cáo nhưng vẫn có được hiệu quả kinh doanh phát triển. Có thể nói, tên thương hiệu chính là yếu tố đầu tiên tác động tới tiềm thức của khách hàng.
- Thông qua tên thương hiệu, các doanh nghiệp mới có thể triển khai các chương trình truyền thông tới khách hàng theo cách công khai. Cũng bởi vậy mà nó được xem là công cụ truyền thông hữu ích có khả năng tác động vào tiềm thức của khách hàng.
- Tên thương hiệu đóng vai trò trọng tâm với các chương trình phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp. Tên thương hiệu giúp cho khách hàng có thể nhận biết và phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
- Tên thương hiệu là phương tiện pháp lý có tác dụng bảo vệ người sở hữu thương hiệu khỏi những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh, hành vi chơi xấu hay tình trạng làm nhái, trộm cắp, tạo ra các sản phẩm nhái theo sự nổi tiếng của thương hiệu.
- Thông qua quá trình phát triển của doanh nghiệp, tên thương hiệu có thể xem là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp.
Thông qua vai trò của tên thương hiệu chắc hẳn mọi người cũng có thể thấy được tầm quan trọng của nó cũng như việc xây dựng tên thương hiệu không đơn giản một chút nào.
Các yếu tố cần chú ý về tên thương hiệu
Để có thể đặt tên thương hiệu hay và phù hợp có thể hỗ trợ cho việc phát triển lâu dài của công ty thực sự không dễ dàng một chút nào. Do đó, hãy xem xét một số yếu tố cần chú ý về tên thương hiệu dưới đây nhé.
Nên đặt tên cho sản phẩm mới hay đổi tên cho sản phẩm hiện tại?
Khi đặt tên cho thương hiệu của mình, vấn đề đầu tiên được nhiều người quan tâm là có nên đặt tên thương hiệu gắn liền với sản phẩm mới hay không? Nếu như có những sản phẩm mới thì mọi người nên đặt tên thương hiệu khác hẳn với các đối thủ của mình trong cùng lĩnh vực.
Nếu như không có sản phẩm mới khi lựa chọn tên thương hiệu mọi người nên cân nhắc việc đổi tên cho sản phẩm của mình, phục vụ sự khác biệt hóa của thương hiệu giữa các thị trường khác nhau. Khi tên thương hiệu đã quá cũ, quá nhàm chán, không thể tạo được sự thú vị cho khách hàng thì việc đổi tên sẽ là phương pháp hiệu quả để tiếp tục xây dựng thương hiệu.
Có định hướng kinh doanh quốc tế cho các sản phẩm được gắn thương hiệu hay không?
Đối với các thương hiệu nổi tiếng tầm quốc tế thường có những đặc điểm cơ bản như thiết kế bao bì chung, sử dụng tên đồng nhất cho mọi thị trường và hướng tới các thị trường tương đương nhau ở nhiều khu vực.
Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp không đang không thể chọn được tên thương hiệu có khả năng kết nối hay có mối quan hệ để có thể phát triển ra quốc tế. Đó cũng là một trong những lý do chính khiến cho các doanh nghiệp về sau muốn thay đổi chiến lược kinh doanh, mục tiêu phải mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hơn. Thậm chí có thể phải thay đổi cả thị trường để có thể phát triển ra quốc tế.
Các vấn đề liên quan tới thương hiệu khi ra tới toàn cầu chủ yếu là do vấn đề về pháp lý không được bảo hộ có thể do không thể phát âm tên thương hiệu được theo tên thương hiệu đối với người nước ngoài hay ngữ nghĩa dịch sang tên quốc tế không phù hợp.
Tên thương hiệu cần có 1 phần hay kết quả chiến lược mở rộng thương hiệu?
Một khi đã xác định được thương hiệu hay chiến lược sản phẩm của mình được thực hiện thì chắc chắn vấn đề về thương hiệu sẽ phải chịu sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố khác nhau trong chiến lược đó. Việc đặt mục tiêu cho sản phẩm để mở rộng thị trường chính là yếu tố quyết định độ hiệu quả, đồng thời còn giúp tiết kiệm chi phí khi giới thiệu sản phẩm mới với cùng dòng sản phẩm mà công ty đã đưa ra thị trường.
Tên thương hiệu được bảo hộ
Sau một thời gian hoạt động, tên thương hiệu sẽ được khách hàng và đối tác biết đến và dần dần có vị trí đứng trên thị trường. Một khi tên thương hiệu được đăng ký bảo hộ nó sẽ được xem là một tài sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi đặt tên thương hiệu mọi người cần tính toán thật kỹ, đảm bảo tên thương hiệu ấy được bảo hộ, tránh tình trạng bị chiếm đoạt, lợi dụng hay chơi xấu.
7 nguyên tắc đặt tên thương hiệu thành công
Có thể bảo hộ
Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần quan tâm đó chính là tên thương hiệu của mình phải được bảo hộ về mặt pháp lý để tránh bị nhái. Dù cho cái tên đó có đẹp như thế nào nhưng nếu không được bảo hộ thì cũng vô nghĩa bởi nó có thể mang tới rủi ro cho doanh nghiệp. Trong trường hợp bất đắc dĩ mọi người cũng có thể chọn cách bảo hộ bằng hình ảnh thay vì bảo hộ bằng tên.
Có sẵn tên miền
Hầu hết domain của website đều được lấy theo tên của thương hiệu, chẳng hạn như: Website doanh nghiệp , chỉ cần nhìn vào domain bạn cũng có thể hình dung được ngay tên thương hiệu là gì, điều đó giúp cho khách hàng dễ dàng ghi nhớ tên thương hiệu của doanh nghiệp bạn hơn. Do đó, nếu như không thể đăng ký được tên miền thì mọi người nên thay đổi một phương án mới, không nên sử dụng một tên thương hiệu không thể đăng ký được tên miền cho web. Chính vì vậy, hãy đăng ký tên miền sớm nhất có thể.
Đơn giản và dễ nhớ
Sự đơn giản là một nguyên lý quan trọng nhưng lại bị vi phạm nhiều nhất. Khách hàng sẽ không thể nhớ được tên thương hiệu của doanh nghiệp nếu như nó quá khó đọc và phức tạp.
Dù cho sử dụng tên nước ngoài hay tên tiếng Việt thì cách hiệu quả nhất chính là viết sao đọc vậy. Tên dài nhưng dễ nhớ chắc chắn sẽ hiệu quả hơn so với tên ngắn nhưng khó nhớ hãy nhìn vào những tên thương hiệu Việt nổi tiếng như Hoàng Anh, Trung Nguyên, Sông Đà, Gia Lai… hay một số thương hiệu nổi tiếng khác của thế giới như TAGHeuer, Bvlgari, Givenchy… luôn khiến cho người đọc cảm thấy bối rối.
Nếu như muốn tên thương hiệu của mình dễ nhớ hãy đặt tên có chứa các nguyên âm như a, o, e, i. Hãy nhìn vào các tên thương hiệu lớn trên thế giới như Yamaha, Honda, Amazon, Coca Cola, Audi, Mercedes, Lenovo, Motorola, Virgin…. Sử dụng các nguyên âm như vậy sẽ giúp tên cân đối, mặt chữ đẹp hơn, dễ nhớ và dễ đọc.
Tránh những liên tưởng tiêu cực
Thực tế đã có không ít doanh nghiệp dở khóc dở cười khi tên thương hiệu của mình mang ý nghĩa tiêu cực tại một thị trường tiềm năng. Thậm chí còn có nhiều cái tên không có ý nghĩa tiêu cực nhưng khi đọc lên âm của nó lại được liên tưởng tới một thứ nhạy cảm, tiêu cực.
Thể hiện sản phẩm hoặc ngành nghề
Tuy không phải bất cứ một tên thương hiệu nào cũng cần thiết hiện sản phẩm và ngành nghề. Tuy nhiên, với các công ty nhỏ, thương hiệu còn mới và chưa được nhiều người biết tới, việc thể hiện sản phẩm hoặc ngành nghề trong tên thương hiệu của mình có thể mang tới hiệu quả tốt hơn, giúp rút tối ưu thời gian và chi phí truyền thông.
Ví dụ: trong lĩnh vực vận chuyển, nhập khẩu hàng Trung Quốc thì theo chia sẻ của công ty có tuổi đời lâu năm trong ngành là Piget Logistics, thì tên thương hiệu của các công ty nhập hàng thường đi chung với từ khóa thể hiện ngay được tính chất của công ty như: Fast Order Taobao, Nhập hàng 247, Nam Trung Logistics,… đây cũng là kiểu đặt tên phổ biến trong nhiều lĩnh vực mà bạn có thể tham khảo.
Có sự khác biệt
Tên thương hiệu của một công ty cần phải thể hiện được sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực của mình. Không nên đặt tên gần giống với đối thủ và cũng không nên sử dụng các thành tố đã được đối thủ sử dụng rồi.
Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu
Hãy thử hình dung xem sẽ thế nào nếu như đặt tên thương hiệu mà bỏ qua khách hàng mục tiêu và phân khúc của doanh nghiệp? Sử dụng tên thương hiệu bằng tiếng Anh liệu có thể thành công với phân khúc thấp cấp hay không? Và ngược lại, tên tiếng Việt có phù hợp với phân khúc người nước ngoài hay không? Đây cũng là những điều vô cùng quan trọng khi đặt tên thương hiệu.
Trước khi đặt tên thương hiệu hãy xác định rõ thị trường mục tiêu là ở nước ngoài hay trong nước, phân khúc thấp, trung bình hay cao, và quan trọng hơn cả là khách hàng mục tiêu là ai?
Với phân khúc bình dân thì tên thương hiệu cần phải hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ, đảm bảo nhóm khách hàng phổ thông, những người ở nông thôn, người lao động hay thành thị cũng đều có thể dễ dàng ghi nhớ. Ngược lại, nếu muốn đặt tên thương hiệu ở phân khúc cao cấp hay một số ngành đặc trưng như thời trang cao cấp, trang sức… tên hay âm của thương hiệu cần phải thể hiện được sự sang trọng. Sẽ là vô ích nếu như tên thương hiệu thành công trong việc thu hút nhóm khách hàng khác nhưng lại thất bại trước những khách hàng mục tiêu đã đề ra.
Đặt tên thương hiệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bất cứ một công ty hay doanh nghiệp nào. Việc có được một tên thương hiệu đáp ứng đầy đủ các yếu tố cần thiết có thể mang tới hiệu quả vô cùng lớn, thúc đẩy doanh thu một cách mạnh mẽ, khiến cho khách hàng khó có thể quên được thương hiệu. Tuy nhiên, đây lại là một công việc không hề đơn giản mà thậm chí có thể nói là vô cùng khó khăn. Do đó, hãy cân nhắc kỹ từng yếu tố, những nguyên tắc đặt tên thương hiệu cần thiết để có thể tạo ra được một tên thương hiệu phù hợp nhé.