Xin chào các bạn, trong bài ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn lệnh Select trong MySQL.
Lệnh Select trong MySQL
Câu lệnh Select trong MySQL được sử dụng để chọn dữ liệu từ một bảng ghi.
Cú pháp:
Ở dạng rút gọn:
Ở dạng đầy đủ:
Trong đó:
- ALL: để lựa chọn tất cả các trường dữ liệu trong bảng ghi.
- DISTINCT: Loại bỏ tất cả các giá trị trùng lặp khi trả về kết quả.
- TOP (gia_tri_dau):. Nếu được chỉ định cụ thể sẽ trả về những giá trị đầu trong bộ kết quả dựa trên
gia_tri_dau
đã chon. Ví dụ TOP(5) sẽ trả về 5 hàng đầu tiên trong bộ kết quả. - PERCENT: Nếu chỉ định cụ thể thì các hàng đầu tiên dựa theo phần trăm trên bộ kết quả (chỉ định bằng
gia_tri_dau
). Ví dụ TOP(5) PERCENT sẽ trả về top 5% kết quả đầu tiên trong bộ kết quả. - WITH TIES: Nếu chỉ định cụ thể thì các hàng cố định ở cuối trong kết quả có giới hạn sẽ được trả về. Điều này có thể khiến cho số hàng trả về nhiều hơn biến TOP cho phép.
- Biểu thức : CCột hay giá trị tính toán mà bạn muốn lấy về.
- Bảng – Bảng mà bạn muốn lấy dữ liệu.
- WHERE “điều kiện”. Điều kiện mà kết quả trả về phải đáp ứng được.
- GROUP BY “biểu thức”: Thu thập dữ liệu từ nhiều bản ghi và nhóm kết quả theo một hoặc nhiều cột.
- HAVING “điều kiện” : dùng kết hợp với GROUP BY để giới hạn nhóm các hàng trả về khi điều kiện được đáp ứng là TRUE.
- ORDER BY “biểu thức”: Được dùng để lọ kết quả. ASC sẽ lọc theo thứ tự tăng dần và DESC sẽ lọc theo thứ tự giảm dần.
Ví dụ:
- Mình sẽ ví dụ cho các bạn câu lệnh Select trong SQL. Các bạn vào phần SQL trên thanh công cụ để viết code(mình sẽ dùng cách viết rút gọn cho nhanh nhé):
Trong ví dụ trên các bạn dùng SELECT * để chọn toàn bộ dữ liệu từ table USER.
Sử dụng lệnh SELECT trong PHP
PHP cung cấp hàm mysql_select_db() để chọn một cơ sở dữ liệu. Nó trả về TRUE khi thành công hoặc FALSE khi thất bại.
Cú pháp:
Ví dụ:
Kết luận
Như vậy trong bài ngày hôm nay mình đã giới thiệu đến các bạn câu lệnh Select trong SQL để chọn một cơ sở dữ liệu. Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về Kiểu dữ liệu trong MySQL nhé.
Chúc các bạn học tập tốt!